Kiến thức kỹ năng
Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học
Trên thực tế, Việt Nam học là ngành có nhu cầu nhân lực cao nên các bạn trẻ sẽ có triển vọng phát triển rất lớn. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu một số thông tin về ngành Việt Nam học, đặc biệt là chương trình đào tạo ngành Việt Nam học để có được quyết định chính xác nhất cho tương lai nhé!
Giới thiệu về ngành Việt Nam học
Ngành Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam thông qua văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… Từ đó có thể làm rõ những nét độc đáo riêng, nghiên cứu một cách toàn diện và đa dạng các lĩnh vực khác nhau của một quốc gia dựa trên góc nhìn văn hóa.
Việt Nam học chính là một trong những ngành đào tạo có tính chất liên ngành. Khi theo học ngành Việt Nam học, các bạn sinh viên sẽ được trang bị tất cả những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức toàn diện về Việt Nam học.
Cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế…
Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học
Với ngành Việt Nam học, các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức thuộc những chuyên ngành về Du lịch và quản lý hướng dẫn du lịch, Hướng dẫn du lịch, Văn hóa du lịch… Cụ thể là những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:
- Văn hoá giao tiếp của người Việt:
- Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
- Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kỳ lịch sử.
- Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.
- Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học…
Tố chất để theo học ngành Việt Nam học
Theo học ngành Việt Nam học, các bạn sinh viên sẽ không nhất thiết phải có những tốt chất đặc biệt để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu có được những tố chất sau đây thì con đường tiến tới thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều:
- Có tấm lòng yêu nước: trong số các nhà Việt Nam học nước ngoài, có một số học giả gốc Việt. Họ nghiên cứu Việt Nam không chỉ như một đối tượng khoa học mà còn mang trong mình những tình cảm dân tộc sâu xa.
- Yếu tố kiên nhẫn là hàng đầu vì việc nghiên cứu chuyên sâu cần rất nhiều thời gian để tìm tòi, khám phá ra những nguồn tư liệu quý giá của lịch sử.
- Ham đọc sách
- Tinh thần tự học cao
- Khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.
- Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.
Với những thông tin đã được cung cấp ở trên về ngành Việt Nam học, mong rằng các bạn đã hiểu hơn được về chương trình đào tạo ngành Việt Nam học cũng như nhiều thông tin thú vị khác xoay quanh ngành học này.