Kiến thức kỹ năng
Những điều cần biết về ngành Việt Nam học?
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về Khoa học Xã hội và Nhân văn; đặc biệt các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về ngành Việt Nam học bài viết sẽ giới thiệu những điều cần biết về ngành Việt Nam học. Hãy cùng theo dõi nhé!
Sự ra đời của ngành Việt Nam học
Ở nước ta; ngành khoa học Việt Nam học xuất hiện chậm hơn so với khá nhiều nước trên thế giới. Trong khi từ năm 1990; những người nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản đã thành lập Hội Việt Nam học; đến nay Hội Việt Nam học đã được tổ chức ở nhiều nước như ở Hàn Quốc, ở Bắc Mỹ, hay mô hình EuroViet ở Châu Âu… thì ở nước ta Việt Nam học chỉ thực sự được nhiều người quan tâm từ sau Hội thảo quốc tế I về Việt Nam học, diễn ra vào năm 1998 tại Hà Nội.
Mục đính đào tạo
Về mục đích đào tạo; ngành Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức xã hội về Việt Nam. Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ… Trong giai đoạn này, nhu cầu người nước ngoài tìm hiểu về Việt Nam rất nhiều qua con đường du lịch.
Theo GS.TS Phạm Đức Dương; Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Phương Đông: “Nghiên cứu và đào tạo ngành Việt Nam học trước hết là để cho người Việt Nam hiểu về đất nước, con người Việt Nam; biết cách gìn giữ, khai thác và phát huy những giá trị và di sản truyền thống của dân tộc. Sau đó là làm cho hình ảnh của Việt Nam được khẳng định trong con mắt của bạn bè quốc tế”.
Tố chất để theo học ngành Việt Nam học
Ham đọc sách: Đọc có suy ngẫm, đối sánh và luôn có tư duy phản biện trước mỗi vấn đề mới gặp; tập viết về những vấn đề mình đã tìm hiểu, nghiên cứu; trao đổi với giáo viên bộ môn một cách tích cực, chủ động…
Yếu tố kiên nhẫn là hàng đầu vì việc nghiên cứu chuyên sâu cần rất nhiều thời gian để tìm tòi; khám phá ra những nguồn tư liệu quý giá của lịch sử. Muốn hiểu biết thì phải tiếp cận và so sánh; giúp ta hiểu tốt hơn; rõ hơn vì sao hiện tượng như vậy xuất hiện. Điều này rất có lợi cho tiến trình hội nhập văn hoá của Việt Nam.
Có tấm lòng yêu nước: Trong số các nhà Việt Nam học nước ngoài; có một số học giả gốc Việt. Họ nghiên cứu Việt Nam không chỉ như một đối tượng khoa học mà còn mang trong mình những tình cảm dân tộc sâu xa.
Với những chia sẻ này tin chắc rằng những ai đang muốn tìm hiểu về ngành Việt Nam học đã có thêm rất nhiều thông tin bổ ích.