Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Việt Nam học – Lựa chọn hoàn hảo của nhiều thí sinh
Trong những năm gần đây, Việt Nam học là ngành học được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, đất nước chúng ta trở thành một thị trường tiềm năng để phát triển tương lai cho nhiều cá nhân người nước ngoài. Cơ hội lại càng mở ra cho những ai học chuyên ngành này. Nếu bạn đang có ý định theo học ngành Việt Nam học thì bài viết này là dành cho bạn.
Triển vọng ngành Việt Nam học trong tương lai
Đời sống hiện nay có nhiều thay đổi, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến cuộc sống của con người trong một cộng đồng, tác động đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội… Nếu thời điểm này bạn quyết định xét tuyển vào ngành Việt Nam học thì đúng là một lựa chọn hoàn hảo.
Thêm vào đó, trong xu thế đẩy mạnh chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Để thuận tiện phát triển công việc tại Việt Nam, họ cần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuyên ngành Việt Nam học. Từ thực tiễn trên cho thấy Việt Nam học là ngành học nằm trong top những ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất tại nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chương trình đào tạo
Kiến thức:
Sinh viên ngành Việt Nam học sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản, hệ thống và thiết thực về khoa học xã hội và nhân văn, có thể thành thạo các phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa học xã hội, các phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Việt Nam học. Giúp sinh viên nắm vững những kiến thức tổng quan về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, văn học Việt Nam cũng như am hiểu kiến thức về thể chế chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, đặc thù kinh tế, xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Sinh viên ngành Việt Nam học sẽ được trang bị các kiến thức về tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống như nghệ thuật biểu diễn, phong tục tập quán, mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh… cùng nhiều kiến thức về đặc điểm địa lý, du lịch Việt Nam. Bên cạnh khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Việt Nam học còn nắm rõ các kỹ năng cơ bản về một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành như nghiệp vụ du lịch.
Kỹ năng:
Giúp sinh viên vững vàng trong kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy ngành Việt Nam học (kỹ năng xác định phương pháp trong nghiên cứu, kỹ năng xác định vấn đề, hiện tượng xã hội cần nghiên cứu, kỹ năng đặt câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu vấn đề…), kỹ năng trong hoạt động du lịch, quản trị văn phòng.
Thành thạo những kỹ năng về giao tiếp (có thể giao tiếp bằng tiếng Anh), kỹ năng phản biện, nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng khởi nghiệp… Thành thạo kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu, các thao tác trong nghiên cứu thực nghiệm, kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bài báo, chuyên khảo…
Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm ngành Việt Nam học hiện nay ngày càng rộng mở và thuận lợi. Với kiến thức và các kỹ năng được nhà trường trang bị, sinh viên ngành Việt Nam học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như:
– Làm hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên viện bảo tàng.
– Tư vấn về Việt Nam học cho các công ty, tập đoàn quốc tế tại Việt Nam.
– Làm công tác nghiên cứu, quảng bá tại các cơ quan văn hóa thông tin của nhà nước.
– Làm việc trong các tờ báo, tạp chí, các cơ quan truyền thông và xuất bản
– Cơ hội làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.
– Cơ hội nghề nghiệp tại các tòa soạn báo nhất là các báo về du lịch, khám phá, văn hóa…
– Tham gia vào các vị trí công việc mang tính hàn lâm như nhà nghiên cứu Việt Nam, và giảng dạy – thuyết giảng về Việt Nam.
Từ những thông tin đã được cung cấp ở bài viết trên quả thật ngành Việt Nam học đã và đang là ngành học hoàn hảo đối với các bạn thí sinh. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên học ngành học nào thì tại sao không thử tham khảo ngành Việt Nam học.
Pingback: Mục tiêu đào tạo ngành Việt Nam học | Ngành Việt Nam học