Thông tin tuyển sinh
Chương trình học ngành Việt Nam học ở ĐH Duy Tân có gì?
Ở phương diện đối tượng của một ngành đào tạo; ngành Việt Nam học là một trong những ngành có tính nhân văn cao cả. Nhận thấy được điều đó, từ rất sớm Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt đầu đào tạo ngành Việt Nam học. Theo đó; chương trình học ngành Việt Nam học ở ĐH Duy Tân cũng được đặc biệt quan tâm.
Kết hợp với ngành Việt Nam học; phân môn Tiếng Việt cho người nước ngoài tại Khoa KHXH&NV – Duy Tân vừa là phương tiện, vừa là chìa khóa giúp bạn bè quốc tế có thể tiếp cận và thích ứng dễ dàng hơn khi đến Việt Nam. Nơi đây là địa chỉ học tập lí tưởng cho những ai có niềm say mê với Văn hóa Việt và mong muốn sinh sống – làm việc tại mảnh đất “Nghìn năm văn hiến”.
Chương trình đào tạo
Ngành Việt Nam học đào tạo trên cơ sở chọn lọc, tích hợp nhiều điểm ưu việt của cả 2 hệ thống kiến thức Văn hóa và Du lịch; trang bị cho người học hệ thống kiến thức cốt lõi của chuyên ngành Việt Nam học trong bối cảnh ngành du lịch đang có bước phát triển mạnh ở Việt Nam.
Chú trọng gia tăng hàm lượng các môn kỹ năng, trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết; chú trọng gia tăng hàm lượng giảng dạy thực tế. Những chuyến đi thực tế tìm hiểu kiến thức môn học trên thực địa là đặc thù nổi trội của chương trình đào tạo Việt Nam học.
Hơn nữa, Việt Nam học là ngành học có tính liên ngành, đậm nét hàn lâm văn hóa. Do đó; sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về văn hóa, lịch sử của nhiều nền văn hóa muôn màu muôn vẻ khi khám phá hệ thống kiến thức và những trải nghiệm thực tiễn về: Văn hóa ẩm thực, Văn hóa ứng xử, giao tiếp, trang phục, âm nhạc, kiến trúc… cùng với kỹ năng thiết thực, sát với định hướng nghề nghiệp ở lĩnh vực Du lịch sau khi ra trường.
Để hoàn thành chương trình đào tạo ngành Việt Nam học; sinh viên cần phải tích lũy 132 tín chỉ (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và các buổi sinh hoạt ngoại khóa khác).
Xem thêm: Học ngành Việt Nam học ra làm gì?
Trong quá trình theo học; sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa như: Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam, Văn hóa Làng và Du lịch bản làng, Tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam, Di sản mỹ thuật thế giới và Việt Nam; và các môn thuộc lĩnh vực du lịch như: Ẩm thực Việt Nam – lý thuyết và thực hành, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vu bàn, Tiếp thị du lịch, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch…
Ngoài ra; trong khung chương trình đào tạo ngành Việt Nam học còn có hệ thống những môn học đại cương, tạo nền nền tảng văn hóa; như: Tri thức triết học; Văn hóa tranh luận và phản biện; Văn hóa thực học và tinh thần học tập suốt đời; Văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên và xã hội (trong học phần Môi trường và con người, Xã hội học đại cương, Lịch sử văn minh thế giới); Văn hóa đạo đức và chính trị; Tầm nhìn chiến lược, tự quản bản thân.
Thời gian đào tạo:
Ở mỗi cơ sở đào tạo sẽ có định hướng, mục tiêu và chương trình đào tạo khác nhau. Nhưng hầu như ở tất cả các trường đại học điều có thời gian đào tạo ngành Việt Nam học kéo dài 4 năm; và với sinh viên Duy Tân phải hoàn thành 132 tín chỉ chưa kể tín chỉ thể chất và quốc phòng.
Kỹ năng nghề nghiệp
– Có khả năng giao tiếp, kết nối và kỹ năng thuyết phục thu hút mọi người.
– Có khả năng vận dụng hiểu biết về văn hóa, lịch sử… vào trong vấn đề nhìn nhận, đánh giá các di sản vật thể và phi vật thể; nhìn nhận những vẫn đề xã hội theo hướng tiếp cận có chiều sâu; phát hiện những giá trị tiềm ẩn của cá nhân, tổ chức
– Có khả năng nhận ra trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, tuyên truyền quảng bá văn hóa dân tộc cho bạn bè quốc tế để tăng cường sự thấu hiểu hơn đối với Việt Nam.
– Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, thiết lập mục tiêu, kế hoạch và đáp ứng các nhiệm vụ.
– Có khả năng nghiên cứu điền dã, điều tra xã hội học để đưa ra những nhận định, phát hiện ở những lĩnh vực văn hóa, lịch sử….
– Có khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết bằng cách sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.
Cơ hội việc làm
Cơ hội nghề nghề ngành Việt Nam học vô cùng rộng mở; liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể như:
– Hướng dẫn viên du lịch
– Điều hành tour
– Thiết kế, tổ chức sự kiện
– Quản lý buồng, phòng,… trong các khu resort, khách sạn, nhà hàng
– Làm việc tại các, ban phòng phụ trách văn hóa các cơ quan, Hội Văn hóa Dân gian các khu vực, vùng miền
– Làm việc ở các tổ chức văn hóa ở các tổ chức quốc tế, các TC CP & phi chính phủ
– Một nhà nghiên cứu văn hóa độc lập hoặc các tổ chức có tính chất nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực văn hóa
– Làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo ở những bộ phận liên quan đến lĩnh vực văn hóa
Nắm bắt được xu thế của xã hội cũng như nhu cầu của các bạn thí sinh khu vực miền Trung – Tây Nguyên; ĐH Duy Tân bên cạnh việc mở đào tạo ngành Việt Nam học với chương trình học chất lượng, đội ngũ giảng viên nhà trường còn luôn cố gắng tạo ra môi trường học tập chất lượng nhất cho sinh viên nhà trường. Nếu đang tìm hiểu về ngành Việt Nam học thì ĐH Duy Tân có lẽ là một gợi ý tuyệt vời.
Pingback: Ngành Việt Nam học đào tạo những gì? | Ngành Việt Nam học