Cần hiểu đúng khái niệm ngành Việt Nam học

Nhiều năm trở lại đây; ngành Việt Nam học là một từ khoá “hot” đối với giới nghiên cứu khoa học nói riêng và xã hội nói chung. Ngành Việt Nam học liên tục được đưa vào danh mục đào tạo tại nhiều trường cao đẳng và đại học ở nước ta. Nhưng việc đào tạo ngành Việt Nam học một cách đại trà, thiếu định hướng đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải được xem xét. Vậy chúng ta cần hiểu đúng khái niệm ngành Việt Nam học.

khái niệm ngành Việt Nam học
Cần hiểu đúng khái niệm ngành Việt Nam học

Sự “nở rộ” của ngành Việt Nam học

Việc đào tạo Việt Nam học hiện nay có nhiều vấn đề nảy sinh như: cơ sở đào tạo chưa nhận diện đúng đối tượng nghiên cứu và yêu cầu đào tạo của ngành Việt Nam học, không có kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đào tạo, đào tạo không thật sự xuất phát từ nhu cầu phát triển thực tiễn của ngành học, nhiều trường chưa có mục tiêu đào tạo rõ ràng, chưa đủ điều kiện về nguồn lực giảng viên, không có nghiên cứu phục vụ đào tạo, hạn chế về giao lưu quốc tế…

Theo GS.TS Đinh Văn Đức (nguyên Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt, nay là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); việc mở ngành đào tạo Việt Nam học ở nước ta bắt đầu một cách ngẫu hứng và khá tự phát, khiến “Việt Nam học nội địa” manh mún và gặp nhiều khó khăn theo kiểu “ai hiểu kiểu gì thì làm kiểu ấy” dù cũng có chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi cơ sở đào tạo đã tự định vị chương trình theo chủ quan của mình, nhiều khi rất duy ý chí.

Cũng chia sẻ quan điểm trên, PGS.TS Lê Quang Hưng (Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng; chương trình đào tạo ngành Việt Nam học ở các trường đại học và cao đẳng hiện đang “lệch” nhau không ít. Thực tế ấy có nguyên nhân là xuất phát điểm xây dựng ngành đào tạo này rất khác nhau ở các trường.

đào tạo ngành Việt Nam học
Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học

Bắt đầu hiểu đúng về ngành Việt Nam học

Với việc hiểu đúng khái niệm; Việt Nam học sẽ được nhận diện đúng đối tượng và phương pháp nghiên cứu của riêng mình. Các trường sẽ đề ra đúng hướng mục tiêu đào tạo của ngành học trên cơ sở tính đến đặc thù, bản sắc của từng cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó; cơ quan quản lý như Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những “căn chỉnh” cần thiết để tiến tới loại bỏ những cơ sở đào tạo không đủ năng lực đào tạo ngành học này.

Cũng nhấn mạnh tính “liên ngành” như một đặc thù rõ nét của ngành Việt Nam học; PGS.TS Lê Quang Hưng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng liên ngành không đơn giản là dạy về nhiều lĩnh vực của đất nước, con người Việt Nam.

cử nhân Việt Nam học
Đào tạo các cử nhân Việt Nam học

Bản chất đích thực của liên ngành chính là mỗi vấn đề cụ thể cần được phân tích, giải thích, cần được đánh giá từ nhiều chiều và bằng tri thức của nhiều bộ môn. Và để phát triển bền vững ngành Việt Nam học thì nhất thiết phải đặt vấn đề xây dựng chương trình chuẩn của ngành học này, trong đó xác định rõ mục tiêu đào tạo là đào tạo các cử nhân Việt Nam học có kiến thức tương đối toàn diện, hệ thống về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời phải có kỹ năng hoạt động ở một số lĩnh vực cụ thể trong xã hội.