Ngành Việt Nam học trong tiến trình hội nhập quốc tế

Đến nay ngành Việt Nam học nói riêng, các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung đã có những bước tiến lớn. Để nhìn nhận rõ ràng sự sự thay đổi đó chúng ta cần đặt ngành Việt Nam học trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Ngành Việt Nam học hội nhập quốc tế
Ngành Việt Nam học trong tiến trình hội nhập quốc tế

Ngành Việt Nam học lúc đầu được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chuyên ngành khoa học (chủ yếu là khoa học xã hội và nhân văn) nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam như Lịch sử Việt Nam, Văn hóa Việt Nam, Văn học Việt Nam, Nghệ thuật Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam, Kinh tế Việt Nam, Luật pháp Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, Ðịa lý Việt Nam, Môi trường Việt Nam…

Trên tinh thần ấy; có thể lấy ngày 10-10-1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 45 thiết lập Ban Ðại học Văn khoa tại Hà Nội làm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Việt Nam học Việt Nam hiện đại.

Năm 1953; với sự ra đời Ban Văn Sử Ðịa và tiếp đó là sự thành lập các Viện nghiên cứu; các khoa khoa học xã hội thuộc các Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, Ðại học Sư phạm và từ năm 1995 đến nay là các Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đánh dấu các bước phát triển mới của Việt Nam học Việt Nam theo hướng chuyên ngành.

bước phát triển mới của Việt Nam học
Bước phát triển mới của Việt Nam học Việt Nam theo hướng chuyên ngành

Ðể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Việt Nam học; ngày 19-3-2004; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Ðại học Quốc gia Hà Nội với chức năng triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học về Việt Nam học theo hướng liên ngành và khu vực học.

Thực hiện quyết nghị của Hội thảo khoa học Quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất; với mục đích tập hợp, giới thiệu những thành tựu nghiên cứu về Việt Nam của các học giả trong nước và quốc tế, mở rộng hơn nữa các mối liên kết của các tổ chức và cá nhân cùng lấy Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu.

Nhìn nhận lại chặng đường đã qua và chuẩn bị cho chặng đường phát triển tiếp theo của Việt Nam học; tiến tới hình thành một cơ cấu liên kết giữa các nhà Việt Nam học trên toàn thế giới, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai được tổ chức năm 2004 tại TP Hồ Chí Minh.

ngành Việt Nam học
Nhu cầu phát triển của ngành Việt Nam học

Như vậy; có thể hình dung ngành Việt Nam học ra đời đang dần trở thành một ngành học quan trọng của Việt Nam. Việt Nam học của Việt Nam cũng có cả một quá trình chuẩn bị lâu dài với nhiều thành tựu và các chuyên gia nổi tiếng theo từng chuyên ngành nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam. Nếu bạn đang có ý định xét tuyển vào ngành Việt Nam học thì đây chính là một quyết định đúng đắn.